Danh mục quà tết
Tết miền Bắc và tết miền Nam khác nhau như thế nào?
Bày hoa ngày tết
Điểm khác biệt dễ dàng nhận ra nhất là loài hoa bày tết của mỗi miền: miền Bắc hoa đào, miền Nam bày hoa mai.
Hoa đào là biếu tượng của ngày Tết ở miền Bắc do hợp với khí hậu lành lạnh nơi đây, còn hoa mai rực rỡ lại thích hợp với nắng vàng rực rỡ đất phương Nam. Đây là đều là hai loại hoa đẹp chỉ nở vào mùa xuân, báo hiệu một mùa xuân về với những khởi đầu mới quà tết, là loại hoa may mắn mang bình an tới cho mọi người.
Trang phục diện tết
Do đặc điểm khí hậu miền Bắc dịp tết sẽ rét nên người dân đa phần diện trang phục mùa đông. Đi vô miền Nam thì chỉ có mùa mưa và mùa khô với nhiệt độ gần 30 độ C suốt năm nên ngày tết người dân cũng chỉ diện đồ mùa hè.
Bánh chưng và bánh tét
Miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong đã được lưu vào truyền thuyết, miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô, chỉ khác là cái bánh có hình trụ dài, khi ăn có thể cắt ra thành từng khoanh tiện lợi, không như bánh chưng hình vuông được cắt thành 8 miếng bánh hình tam giác nhỏ.
Các món dưa muối: Dưa hành và dưa giá
Người Bắc có câu thơ quen thuộc "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ...", món dưa hành muối là một món ăn rất quen thuộc của người miền Bắc. Những củ hành tươi sẽ được cắt ngắn, đem muối với nước sạch, đường, muối, hành khô cắt nhỏ và để tự lên men. Tùy thói quen mà bạn có thể ăn được món này từ 1-3 ngày. Món hành muối có thể chấm mắm để ăn với cơm hoặc ăn riêng, có vị chua chua của dưa muối và hanh hanh của hành, rất ngon miệng và không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc.
Người dân miền Nam không có dưa hành nhưng cũng có món dưa muối cổ truyền gọi là món dưa giá muối. Nguyên liệu chủ yếu của món này cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm giá đỗ, cà rốt, rau hẹ và một số gia vị cơ bản. Đặc điểm của món này là làm xong bạn có thể ăn luôn trong ngày chứ không cần đợi đến 2-3 ngày sau như món hành muối do đặc điểm dễ thấm gia vị của giá đỗ.
Canh ngày tết
Tết âm lịch, người miền Bắc hay nấu món canh bóng bì, được làm từ da lợn đã được làm sạch và phơi khô, thêm vào vài cọng hành tươi cho đẹp mắt. Món canh này rất được ưa chuộng vì độ ngon ngọt của nước canh và cũng rất dễ ăn. Người miền Nam lại có món canh hầm khổ qua (mướp đắng). Với những người mới ăn mướp đắng lần đầu hoặc không ăn quen thì món canh dù có độ ngọt giỏ quà tết cũng không thể át được vị đắng của khổ qua. Nhưng nếu đã ăn được thì sẽ rất thích, thậm chí rất "ghiền", theo ngôn ngữ phương Nam. Do thời tiết phương Nam nóng mà canh khổ qua có tác dụng giải nhiệt rất tốt nên được ưa chuộng.
Tục lệ đãi khách ngày tết
Khi có khách đến chúc Tết, người miền Bắc sẽ đem bánh kẹo, hạt bí, hạt dẻ và mứt để đãi khách, uống thưởng thức chén trà đầu năm. Người miền Nam, họ sẽ đón chào những người khách bằng việc mời ăn nhậu với bia, rượu, đồ nhắm...
Bày mâm ngũ quả ngày tết: Người miền Nam kiêng chuối
Người Bắc cứ bày mâm ngũ quả thì nhất thiết phải có nải chuối to đẹp làm bệ đơc, các loại quả khác sẽ đặt lên trên nải chuối, dù là mâm ngũ quả cúng tết hay ngày thường cũng đều như vậy. Nhưng người miền Nam lại rất kiêng loại quả này trên mâm ngũ quả, do từ "chuối" đồng âm với từ "chúi" theo cách phát âm của người miền Nam, làm người ta dễ liên tưởng đến sự đi xuống hay làm ăn thất bát.
Cúng ông Táo: Người miền Nam cúng cá chép
Vào ngày 23 tháng Chạp, cả hai miền Bắc - Nam đều có tập tục cúng lễ để tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc cúng lễ bao giờ cũng đi kèm một con cá chép để ông Táo "cưỡi" về trời, người miền Nam lại kiêng cúng cá chép do học có quan niệm, những con vật như cá chép rất linh thiêng hộp quà tết, chỉ nên dành cho vua chúa nên không được phép động đến.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản trong phong tục đón tết của hai miền. Chính khí hậu và đặc điểm sinh hoạt vùng miền đã khiến mỗi nơi có những quan niệm và phong tục khác nhau, bạn dù là người miền Nam hay người miền Bắc cũng nên hiểu rõ để nếu có dịp đi ăn tết ở miền khác thì không phạm vào những kiêng kỵ của người vùng đó.a