Những phong tục cần được lưu truyền ngày tết

 

1.Chợ tết

 
Là những phiên chợ vào dịp tết(thường diễn ra từ ngày 25 đến ngày 30 âm lịch) để đáp ứng nhu cầu mua sắm cho ngày tết. 
Chợ tết bán nhiều mặt hàng chủ yếu phục vụ cho dịp tết Nguyên đán như quần áo, bánh kẹo tết, gạo nếp, các loại trái cây, những chậu quất, chậu hoa trưng tết......đây cũng là một phong tục vui Xuân của người Việt để cầu tài lộc, cầu may mắn cho cả năm. Chợ tết mang lại nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

 

2. Gói bánh chưng

 
Nếu nói bánh giầy tượng trưng cho trời, thì bánh chưng tượng trưng cho đất. 
Mỗi dịp xuân về, chiếc bánh chưng xanh luôn nằm trong mâm cỗ trong ngày tết. Là món ăn truyền thống của dân tộc, cứ nghĩ đến đêm những ngày gần tết trời se lạnh ngồi canh nồi bánh chưng thì quả là thích thú.
 

3. Mâm ngũ quả

 
Ngoài mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên thì mâm ngũ quả ngày tết cũng phải được trưng bày trên bàn thờ. 
Mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình trong năm mới ấm no sung túc.
Ngũ quả được trưng bày ở đây thường là: mãng cầu, quả sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa "cầu - sung túc - vừa - đủ - xài". Ngoài ra còn có thêm Phật phủ giống như bàn tay che chở cho cả năm.
 

4. Chúc tết

 
Mùng 1 đầu năm là thời gian con cháu quây quần bên ông bà cha mẹ để lần lượt chúc tuổi với mong muốn bày tỏ niềm yêu thương và mong cho mọi người được như ý. Ngược lại, ông bà mừng tuổi cho con cháu là những bao lì xì đỏ tươi rạng ngời.
"Mùng 3 tết thầy", là nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc tết thầy cô cũng nói lên tư cách đạo đức của một con người.
 
 
 
 
 
 
 

Tin mới nhất

chat live now quatetonline.com
chat live now quatetonline.com