Danh mục quà tết
Mâm ngũ quả, và ý nghĩa mâm ngũ quả
Tập quán bày ngũ quảkhông quy định là những thứ quả gì mà dường như tùy địa phương, tùy sự được mùa quả từng năm mà người ta chọn mua hay hái để dâng cúng tổ tiên. Tiêu chuẩn lý tưởng là quả tốt, có màu sắc đẹp và càng có giá trịlà các loại quả quý hiếm. Điều kiêng kị là các loại quả có tên gọi đồng âm với từ có nghĩa xấu theo đó, cá biệt có nơi người ta kị cam (cam chụi), chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; tức vất vả)... Ngược lại,cũng theo tên gọi, các loại trái ở Nam bộ, người ta thích thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); quá mức đầyđủ một bậc mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)...
Nói chung, mâm ngũ quả như vậy là một biến thái mà xu hướng chủ đạo là theo vần theo âm.
Số Năm - Ngũ
Truy nguyên cội nguồn của mâm ngũ quả buộc chúng ta phải xem xét đến hai thành tố của tên gọi: ngũ (số 5) và quả (trái cây), rồi sau đó mớinói đến ngũ quả.
Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5: ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc... Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây ngũ quả tự nó biểu trưng một hợp thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể "ngũ quả" nêu trên là "chuẩn" của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.
Quả - Trái
Quả hay trái cây là thứ lễ vật xuất hiện khá sớm trong việc cúng bái bên cạnh các loài thú hiến tế (heo, bò, dê: tam sinh; hoặc bình dân hơn: gà, vịt, tôm, cua, cá). Theo khoa nghi nhà Phật, trong danh mục lễvật lục cúng hay thập cúng có hương (nhang), đăng (đèn), hoa, trà, quả, thực... Tuy nhiên, nghi lễ nhà Phật cũng không quy định rõ là quả gì.
Quả/trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quảthường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượngcho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử - hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế...
Trong văn hóa, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng - hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên... Lựu được biểu trưng cho sinh con (lựu khai báchtử), dưa hấu nhiều hạt cũng có ý nghĩa tương tự như lựu. Mơ, đào, bầu, phật thủ... đều có ý nghĩa biểu trưng riêng, song đều hội ý chúc tụng cát tường, như ý.
Tóm lại, mâm ngũ quảtrên bàn thờ ngày Tết của người Việt là một "sản phẩm văn hóa" đã xáclập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về"bộ ngũ hoàn hảo" và bắt nguồn từ cái nhìn liên tưởng mang tính chất trải nghiệm từ thực tế sinh trụ dị diệt của thực vật.