5 loại rượu đặc sản người Việt thường biếu nhau ngày tết cổ truyền

1 - Rượu nếp của người Kinh

Rượu nếp có thành phần chính từ gạo nếp, là một trong những loại rượu truyền thống của người Kinh, sau khi gạo nếp lên men, ủ rồi người thợ đem chưng cất thành rượu. Trên thị trường hiện này có khá nhiều loại rượu nếp khác nhau như: rượu nếp thơm, rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp nương, rượu nếp cẩm. Nhưng rượu nếp thơm là loại rượu phổ biến nhất.

Loại rượu nếp thơm có màu trắng trong đặc trưng do được chưng cất nguyên chất nên có vị đặc trưng. Nhấp nhẹ một ngụm rượu sẽ có cảm giác từ cay nhẹ, tê say và vị ngọt của nếp đọng lại trong miệng.

Nhưng rượu nếp cái hoa vàng được đánh giá cao nhất bởi nó được làm từ loại gạo ngon nhất nếp cái hoa vàng lên men, đặc biệt hơn cả là còn được ủ cùng 35 vị thuốc bắc quý hiếm. Nên rượu sau chưng cất có màu ánh vàng đặc trưng từ nếp cái hoa vàng – một loại gạo đặc biệt ở làng Vân. Rượu này được săn lùng rất ráo riết để làm quà tết biếu tặng gia đình và bạn bè. Hương vị rượu nếp làng Vân nổi tiếng đến nỗi được truyền miệng qua câu ca dao:

“Vân hương mỹ tửu lừng miền Bắc”

Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam”

2 - Rượu nếp nương của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Đây là loại rượu đặc biệt dùng trong ngày tết âm lịch của dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Người dân ủ rượu từ loại nếp trồng trên nương rẫy với men rượu làm từ các loại cây thảo mộc trong rừng, tiếp đó sau chưng cất rượu được hạ thổ dưới lòng đất hơn 1 năm, đến tết mới đào lên để dùng cho dịp tết nên rất quý hiếm. Từng giọt rượu nếp nương chứa đựng tất cả tinh hoa của con người và đất trời Tây Bắc.

3 - Rượu nếp cẩm

Người Mường có đặc sản rượu nếp Cẩm có màu tím óng ánh vừa đẹp lại say lòng người bởi sự đậm đà và vị thơm đặc trưng riêng biệt.

Rượu nếp cẩm có cách làm rất đặc biệt bởi người ta không chưng cất như các loại rượu khác mà ủ nếp cẩm trong men làm từ sa nhãn và rễ, củ, lá của một số loại cây. Đặc biệt, nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao để làm quà trong giỏ quà tết, vì thế rượu nếp cẩm còn được biết đến như một bài thuốc trị bệnh, bổ máu, tốt cho tim mạch và kích thích tiêu hóa.

4 - Rượu San Lùng

Tại Thôn San Lùng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với thứ rượu được làm thủ công từ bàn tay của người Dao đỏ - rượu San Lùng.

Loại rượu đặc sản này được ủ từ những hạt thóc còn lẫn mùi đất cùng với men của khoảng 15 loại lá rừng. Bởi vậy, nó vẫn còn đọng nguyên hương thơm tinh khiết của thóc nương, thấm đậm vị ngọt dịu và hơi ngậy. Mang "sứ mệnh" để dâng lên tổ tiên, trời đất, hộp quà tết rượu San Lùng là sự hòa quyện tinh hoa của vùng núi phía bắc.

5 - Rượu ngô của người Mông

Vùng Bắc Hà, Lào Cai vốn nổi tiếng cả nước với loại rượu ngô cùng tên. Rượu được nấu từ ngô cùng với men hồng mi, nước từ núi đá, rượu Bắc Hà mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Rượu trong suốt, thơm nồng, khi uống bạn sẽ trải nghiệm những cảm giác từ tê cay, rồi lan tỏa cơ thể vị nóng và đọng lại chút êm dịu thanh thanh nơi cổ họng.

Tin mới nhất

chat live now quatetonline.com
chat live now quatetonline.com